Nhà phân tích tài chính là ai?

Theo cách hiểu đơn giản nhất, có thể hình dung: để hình thành và đi vào hoạt động, mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền tệ nhất định để xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc, thiết bị, dự trữ nguyên vật liệu,.. nhằm đáp ứng quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Khi đó, hàng loạt các câu hỏi sẽ được đặt ra như: Doanh nghiệp cần bao nhiêu tiền để đầu tư vào các máy móc, thiết bị và vật tư kể trên? Số tiền đó được huy động từ đâu và bằng cách nào? Số tiền đó sẽ được đầu tư và sử dụng như thế nào? số tiền thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ được phân phối như thế nào….

Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính, sự phát triển đa dạng các mối quan hệ tài chính, sẽ nảy sinh nhiều câu hỏi khác liên quan đến quá trình tạo lập và sử dụng quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Các chuyên viên làm công tác phân tích quản trị tài chính sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết các câu hỏi đặt ra kể trên

nha-phan-tich-tai-chinh-du-hoc-singapore-01

Nghề phân tích tài chính làm gì?

Là một nhà phân tích tài chính , bạn cần làm những công việc cụ thể như sau:

  • Tổng hợp và phân tích các thông tin tài chính quá khứ và hiện tại của công ty, phân tích xu hướng và đưa ra các dự báo.
  • Phát hiện các cơ hội đầu tư tài chính, lập các kế hoạch và đánh giá khó khăn – thuận lợi, xác định xu hướng trong hoạt động tài chính và đưa ra những tư vấn tài chính chính xác.
  • Phối hợp cùng các thành viên khác trong nhóm tài chính để đánh giá các thông tin tài chính và đưa ra dự báo, cung cấp, sử dụng các mô hình dự báo tài chính;
  • Tăng năng suất bằng cách phát triển các ứng dụng kế toán tự động;

Triển vọng nghề nghiệp của ngành phân tích tài chính

Câu hỏi luôn luôn được đặt ra khi lựa chọn bất cứ nghề nghiệp hoặc ngành học nào là: Học xong ngành đó ra trường có thể làm gì và làm ở đâu ?

Việc làm của các chuyên viên phân tích tài chính dự kiến sẽ tăng 23% trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến 2020, nhanh hơn so với mức trung bình của tất cả các ngành nghề. Theo khảo sát tại các DN, Ngân hàng, quỹ đầu tư và tại các cơ quan quản lý nhà nước thì nhu cầu cần nhân sự về phân tích tài chính trong các vị trí việc làm tại các cơ quan này càng lớn.

Thông qua Phân tích tài chính sẽ giúp cho các chủ thể quản lý quyết định quản lý căn cứ vào mục tiêu của mình. Do đó, sinh viên được đào tạo chuyên ngành Phân tích tài chính sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đảm nhiệm ở nhiều vị trí công việc, tại nhiều đơn vị khác nhau trong nền kinh tế. Cụ thể như sau:

– Tại khu vực quản lý nhà nước:

Có thể làm việc ở Vụ kế hoạch tài chính của các Bộ, nhất là các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, Cục Tài chính doanh nghiệp, Sở Tài chính doanh nghiệp, Cục và các Chi cục thuế, Vụ Kế hoạch – Tài chính, Vụ Chính sách tài chính,.. và tại các Sở, Ban, Ngành.

– Tại các doanh nghiệp phi tài chính:

Làm việc tại Ban Tài chính – Kế toán, Ban Kiểm soát tại các Tổng công ty, Tập đoàn kinh tế; làm việc tại Phòng Tài chính- Kế toán, Ban kiểm soát, Phòng phân tích tài chính tại các công ty, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

– Tại các đơn vị sự nghiệp:

Sinh viên tốt nghiệp ngành Phân tích tài chính có thể làm việc tại Ban tài chính – Kế toán, Ban quản trị thiết bị và đầu tư tại các đơn vị sự nghiệp.

– Tại các doanh nghiệp tài chính:

Các Ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng, Công ty Bảo hiểm, công ty chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty tài chính. Làm việc tại các bộ phận quản lý khách hàng doanh nghiệp như: chuyên viên quản lý khách hàng doanh nghiệp của NHTM và tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm và các quỹ đầu tư; làm chuyên viên môi giới đầu tư của các công ty chứng khoán; chuyên gia tư vấn tài chính ở các công ty chứng khoán, công ty kiểm toán độc lập, công ty dịch vụ tài chính, chuyên viên phân tích và đánh giá thị trường và định giá tài sản của các quỹ đầu tư, các công ty thẩm định giá v.v.

– Tại các trường Đại học, Cao đẳng, Học viện, cơ quan nghiên cứu, Viện nghiên cứu, cơ quan truyền thông, hiệp hội nghề nghiệp…:

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Phân tích tài chính có thể trở thành giảng viên giảng dạy các môn học về Phân tích tài chính, Phân tích hoạt động kinh doanh, Phân tích báo cáo tài chính, Phân tích tài chính doanh nghiệp, Phân tích kinh tế… tại các Học viện, các trường Đại học, Cao đẳng; làm nghiên cứu viên tại các cơ quan nghiên cứu khoa học, các Viện nghiên cứu về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng

Những yêu cầu phù hợp với nghề?

  • Kỹ năng phân tích. Chuyên viên phân tích tài chính phải xử lý hàng loạt các thông tin trong việc tìm kiếm các khoản đầu tư có lợi nhuận, bạn phải nhạy bén nhận biết được các xu hướng tài chính, nhanh nhạy với những biến động dù là lớn hay nhỏ của nền kinh tế, xã hội
  • Kỹ năng giao tiếp. Chuyên viên phân tích tài chính phải giải thích những khuyến nghị của họ cho khách hàng bằng ngôn ngữ rõ ràng mà khách hàng có thể dễ dàng hiểu được.
  • Kỹ năng ra quyết định. Chuyên viên phân tích tài chính phải đưa ra một khuyến nghị về việc mua, giữ, hay bán một loại chứng khoán. Nhà quản lý quỹ phải đưa ra quyết định cực kì nhanh chóng để phản ứng với thị trường.
  • Chú ý đến chi tiết. Chuyên viên phân tích tài chính phải chú ý đến từng chi tiết khi xem xét đầu tư, vì có thể một sự kiện nhỏ sẽ có những tác động lớn đối với tình trạng của một khoản đầu tư.
  • Kỹ năng toán học. Chuyên viên phân tích tài chính sử dụng các kỹ năng toán học khi ước tính giá trị của các chứng khoán tài chính.
  • Kỹ năng công nghệ. Chuyên viên phân tích tài chính phải được đào tạo chuyên nghiệp trong việc sử dụng các gói phần mềm để phân tích dữ liệu tài chính, xem các xu hướng, tạo ra danh mục đầu tư, và đưa ra dự báo. Đồng thời bạn phải cập nhật thật nhiều tin tức, thông tin về các ngành công nghiệp, xu hướng của thị trường trong chính công việc mình đang làm, các tạp chí, sách và báo chuyên môn, đồng nghiệp, Internet…

Học ngành phân tích tài chính ở đâu

Danh mục đầu tư đang trở nên phức tạp hơn, và ngày càng nhiều sản phẩm tài chính xuất hiện. Ngoài ra, những thị trường mới nổi trên toàn thế giới đang tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, đòi hỏi càng nhiều những người có trình độ chuyên môn cao trong ngành phân tích tài chính

Mặc dù số lượng việc làm có sự tăng trưởng mạnh, sự cạnh tranh vẫn sẽ tồn tại đối với các công việc được trả lương cao. Sự phát triển của dịch vụ tài chính sẽ tạo ra nhiều vị trí mới, nhưng con số này vẫn còn nhỏ hơn số lượng người muốn tham gia vào ngành. Do đó bạn cần lựa chọn nơi đào tạo ngành phân tích tài chính.

Nếu bạn muốn trở thành một chuyên gia phân tích tài chính trong tương lai, bạn phải học ngành Tài chính – Ngân hàng hoặc Tài chính – Kế toán, được đào tạo tại rất nhiều trường trong cả nước như:

  • Tại miền Bắc:  Học viện Tài ChínhĐại học Ngoại thươngĐại học Kinh tế Quốc dânHọc viện Ngân HàngViện Đại học MởĐại học Tài chính MarketingĐại học Công nghiệp Hà Nội.
  • Tại miền Nam: Đại học kinh tế TP HCN, Đại học Tôn Đức ThắngĐại học Sài Gòn.

Ngoài ra, Nếu muốn trở thành nhà phân tích tài chính trong tương lai, cách tốt nhất là bạn nên tham gia vào các khóa học về kinh doanh, kinh tế học và các bằng cấp chuyên môn chuyên sâu như CFA (the Chartered Financial Analyst) – Phân tích đầu tư tài chính được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ.

Còn với những bạn có nhu cầu du học để được đào tạo chuyên sâu và vô vàn cơ hội phát triển, bạn có thể đến các nước như Úc, Thụy Sĩ, Mỹ, Anh…

Ưu đãi đặc biệt khi nộp hồ sơ du học Singapore tại ASCI

  • Test tiếng Anh đầu vào miễn phí
  • Tặng Gói Hướng nghiệp quốc tế (duy nhất tại ASCI) trị giá 5 triệu đồng
  • Miễn phí tư vấn; phí dịch thuật và dịch vụ phí
  • Tặng vé máy bay Việt Nam – Singapore
  • Miễn phí đón sân bay tại Singapore
  • Miễn phí dịch vụ đón tiễn tại sân bay Nội Bài
  • Tặng các khoá học kỹ năng mềm: Sơ cứu y tế, Văn hoá giao tiếp trên bàn tiệc

dangyngay


Là đối tác chiến lược và đại diện tuyển sinh chính thức của các trường đại học danh tiếng tại Singapore. Công ty Tư vấn Giáo dục ASCI là Tổ chức giáo dục uy tín nhất tại Việt Nam với nhiều năm kinh nghiệm tư vấn du học Singapore, ASCI luôn không ngừng nỗ lực đem đến những giá trị tốt nhất cho du học sinh.